Thứ Ba, tháng 9 11, 2007

Kỹ thuật - Phiếu đánh giá

Trường THPT chuyên LÊ HỒNG PHONG

MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN LỚP 12


PHIẾU ĐÁNH GIÁ THUYẾT TRÌNH


GIỚI THIỆU NHÓM ĐÁNH GIÁ

(bắt buộc ghi đầy đủ)

  1. Lớp:

  2. Tên nhóm:

  3. Email của người đại diện nhóm:


GIỚI THIỆU NHÓM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ

(bắt buộc ghi đầy đủ)

  1. Tên nhóm được đánh giá:

  2. Chủ đề thuyết trình:

  3. Ngày thuyết trình:


TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ

(bắt buộc ghi đầy đủ)

  1. Điểm đánh giá về nội dung thuyết trình: điểm

  2. Điểm đánh giá về kỹ thuật thuyết trình: điểm

  3. Điểm đánh giá về phương tiện đã sử dụng: điểm

___________

Điểm tổng cộng: điểm


DIỄN GIẢI CÁC ĐÁNH GIÁ

(phần nào nhóm đánh giá không đánh dấu chọn điểm sẽ được hiểu là đánh giá 0 điểm)


  1. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

    1. Có giới thiệu tên của nhóm: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    2. Có giới thiệu thành viên: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    3. Có giới thiệu chủ đề đầy đủ, rõ ràng: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    4. Có phần mở bài, lời dẫn vào chủ đề: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    5. Có phần kết thúc bài thuyết trình: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    6. Có thông tin chính xác, trình tự trình bày hợp lý: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    7. Có đủ thông tin cho chủ đề: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    8. Có thể hiện đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    9. Có thể hiện chọn lọc dữ liệu: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

  1. KỸ THUẬT THUYẾT TRÌNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

    1. Có áp dụng phần mềm máy tính, phù hợp: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    2. Có sử dụng hiệu ứng trong Ms.Powerpoint phù hợp: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    3. Có sử dụng phim, hình chụp, hình vẽ phù hợp: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    4. Có thành viên thể hiện rõ ràng vai trò trưởng nhóm: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    5. Thu hút, hấp dẫn người tham dự: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    6. Có tổ chức trao đổi nội dung thuyết trình với người tham dự: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    7. Tất cả thành viên đều có đóng góp cho bài thuyết trình: 1 - 2 - 3 - 4 - 5


  1. PHƯƠNG TIỆN ĐÃ SỬ DỤNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

    1. Có sử dụng computer, projector hiệu quả: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    2. Có sử dụng bảng đen hiệu quả: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    3. Có sử dụng hệ thống âm thanh (ampli, micro) hiệu quả: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    4. Có chuẩn bị và sử dụng phương tiện khác hiệu quả: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

Mẫu PHIẾU ĐÁNH GIÁ THUYẾT TRÌNH TRANG 1

Thứ Năm, tháng 9 06, 2007

Sử - Bản đồ

Bà con thân mến, tui tìm đc 2 cái bản đồ, nhìn khá khá, mai (7/9) sẽ đưa lên lớp cho mọi người xem rồi photo ra 48 bản. Hiện tại up lên trước cho ai có nhu cầu download về in ra ha. :*


Download



Download

Thứ Bảy, tháng 9 01, 2007

Kỹ thuật - Kế hoạch thuyết trình lần 1

MỤC TIÊU: Chia nhóm để rèn luyện làm việc theo nhóm và thuyết trình theo các chủ đề liên quan môn học.


YÊU CẦU CỤ THỂ:

-          Mỗi lớp: chia thành các nhóm và tối đa chỉ có 8 nhóm/lớp. Các nhóm bốc thăm (theo hướng dẫn của lớp trưởng) để chuẩn bị và thực hiện thuyết trình về một trong 8 chủ đề liên quan đến 8 nhà bác học sau đây:


1.      Alessandro Volta (1745-1827).


2.      André-Marie Ampére (1775-1836).


3.      Georg Simon Ohm (1789-1854).



4.      Michael Faraday (1791-1867).


5.      Heinrich Rodolf Hertz (1857-1894).


6.      Charles Coulomb (1736-1806).


7.      Thomas Edison (1847-1931).



8.      Nikola Tesla (1856-1943).


 


-          Mỗi nhóm: chỉ được tối đa có 8 thành viên.


 


-          Lịch thuyết trình như sau:



(mỗi nhóm chỉ có tối đa 20 phút để di chuyển + xếp đặt vật dụng + thuyết trình + thu dọn)


1.      Tuần lễ 10/9/2007-15/9/2007, thuyết trình 2 chủ đề.

2.      Tuần lễ 17/9/2007-22/9/2007, thuyết trình 2 chủ đề.

3.      Tuần lễ 24/9/2007-29/9/2007, thuyết trình 2 chủ đề.

4.      Tuần lễ 1/10/2007-6/10/2007, thuyết trình 2 chủ đề.



Lớp trưởng giúp thầy:


§  Thảo luận với các nhóm để sao cho luôn có 2 nhóm thuyết trình / tiết, cho đến khi tất cả các nhóm thuyết trình xong.


§  Chuyển danh sách chia nhóm và lịch thuyết trình của các nhóm cho thầy trước ngày 11-9-2007 bằng cách gửi email hoặc đưa cho thầy lúc gặp ở trường.


 


-          Địa điểm thuyết trình: phòng thực hành kỹ thuật điện (phòng C202).



 


-          Thiết bị có sẳn trong phong C202:


§  1 computer.


§  1 projector.



§  1 ampli.


§  2 micro.


§  1 bảng đen.


 



-          Hình thức thuyết trình: có hoặc không có sử dụng tất cả các thiết bị kể trên, có hoặc không có sử dụng phần mềm Ms.Powerpoint, được phép sử dụng các phần mềm tùy ý.


 


-          Hình thức đánh giá và ghi điểm:


1.      Khi một nhóm đang thuyết trình, thầy sẽ phát cho các nhóm khác 1 phiếu đánh giá nhóm thuyết trình. Thầy cũng có 1 phiếu đánh giá.



2.      Sau khi nhóm thuyết trình xong, sẽ tính trung bình cộng các phiếu đánh giá, để ra được “điểm đánh giá”.


3.      Điểm ghi vào sổ:


§  2 nhóm            có “điểm đánh giá” cao nhất, thì được ghi vào sổ điểm là 10 điểm.

§  2 nhóm            có “điểm đánh giá” kế tiếp, thì được ghi vào sổ điểm là 9 điểm.

§  2 nhóm            có “điểm đánh giá” kế tiếp nữa, thì được ghi vào sổ điểm là 8 điểm.

§  2 nhóm            có “điểm đánh giá” thấp nhất,thì được ghi vào sổ điểm là7 điểm.



4.      Điểm trừ đối với nhóm thuyết trình hoặc cá nhân trong nhóm thuyết trình:


§  Đối với cá nhân:


·         Nếu cá nhân nào gây mất trật tự,


hoặc cản trở thuyết trình của nhóm của mình hoặc nhóm khác, thì sẽ bị điểm 0.



·         Nếu cá nhân nào không thể hiện sự đóng góp cho buổi thuyết trình của nhóm,thì sẽ bị trừ 5 điểm.


·         Nếu cá nhân nào thể hiện không rõ ràng sự đóng góp cho buổi thuyết trình của nhóm, thì sẽ bị trừ 2 điểm.



§  Đối với nhóm:


·         Nếu nhóm nào không thuyết trình, sẽ bị ghi trong sổ 0 điểm.



·         Nếu nhóm nào thuyết trình trễ hạn so với lịch thuyết trình do lớp trưởng công bố, sẽ có thể không được thuyết trình và bị ghi trong sổ 0 điểm, hoặc sẽ bị trừ 2 điểm ghi trong sổ.


5.      Điểm cộng:



§  Đối với cá nhân:


·         Nếu cá nhân nào thể hiện được rõ ràng sự đóng góp tốt cho nhóm của mình và cho nhóm khác,thì sẽ được cộng 2 điểm.



·         Nếu cá nhân nào thể hiện được rõ ràng sự đóng góp chỉ cho nhóm của mình hoặc chỉ cho nhóm khác,thì sẽ được cộng 1 điểm.


§  Đối với nhóm:



·         Nếu nhóm nào thể hiện được rõ ràng sự đóng góp cho nhóm khác, thì sẽ được cộng 1 điểm.

Thứ Ba, tháng 8 28, 2007

Kỹ thuật - Khái niệm về dòng điện xoay chiều

CÁC LOẠI DÒNG ĐIỆN: phân loại theo chiều và trị số.

  1. Dòng điện một chiều là dòng điện có trị số và chiều không thay đổi theo thời gian.
  2. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có trị số và chiều thay đổi theo thời gian.
  3. Dòng điện mạch động là dòng điện không thay đổi chiều, nhưng lại biến đổi trị số như dòng điện xoay chiều.
Đối với dòng điện xoay chiều, các điện tử chuyển động đổi chiều trong dây dẫn liên tục, vì tốc độ của điện tử thì chậm, cho nên chúng không chuyển dịch được nhiều, theo chiều dọc của dây dẫn, nhưng vẫn có tác dụng lên vật tiêu thụ điện (tương tự như dòng điện một chiều).

TRỊ SỐ TỨC THỜI:
Trị số của hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) tại thời điểm nhất định nào đó, được gọi là hiệu điện thế tức thời (hay điện áp tức thời). Tương tự, cũng có tên gọi cường độ dòng điện tức thời (hay dòng điện tức thời), sức điện động tức thời.

Trên thực tế, chúng ta thường gặp (ở nhà, ở trường, ở văn phòng, …) và sử dụng dòng điện xoay chiều biến đổi theo qui luật hình Sin. Người ta gọi đó là dòng điện xoay chiều hình sin, hoặc dòng điện hình sin, hoặc dòng điện xoay chiều. Từ đây, chúng ta qui ước: chỉ nói đến dòng điện hình sin.


TRỊ SỐ HIỆU DỤNG
của điện áp xoay chiều thì bằng trị số biên của điện áp xoay chiều chia cho căn bậc 2 của 2. Tương tự, trị số hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều thì bằng trị số biên của cường độ dòng điện xoay chiều chia cho căn bậc 2 của 2.

Các dụng cụ, máy đo điện xoay chiều thì thường khắc mặt số theo trị số hiệu dụng của điện áp (hay cường độ dòng điện). Vì vậy, khi ta dùng máy đo điện áp xoay chiều để đo điện áp ở ổ cắm điện, ta sẽ đọc được trị số hiệu dụng của điện áp xoay chiều tại ổ cắm điện đó.


CHU KỲ CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
là một đại lượng quan trọng, đặc trưng cho dòng điện xoay chiều, nó cho biết quảng thời gian ngắn nhất để lặp lại chiều và trị số. Đơn vị của chu kỳ là giây (s), hoặc bằng đơn vị nhỏ hơn giây: mili-giây (ms), micro-giây (µs), nano-giây (ns).

TẦN SỐ:
là số chu kỳ trong 1 giây, đơn vị là Hz (để tỏ lòng kính trọng nhà vật lý người Đức Hertz). Tần số của điện áp ở Việt Nam là 50Hz. Hầu hết các quốc gia sử dụng tần số của điện áp là 50Hz, các quốc gia khác sử dụng tần số của điện áp là 60Hz. Nhật là quốc gia sử dụng tần số 50Hz cho nửa đất nước và 60Hz cho nửa còn lại. Những nước tiếp giáp hoặc gần với Việt Nam cũng sử dụng tần số 50Hz.

PHA
là trạng thái của dòng điện xoay chiều trong những thời điểm riêng biệt. Các dòng điện xoay chiều khi đã cùng tần số, chúng cũng có thể khác nhau về pha, gọi là lệch pha (nhanh pha, hoặc chậm pha so với nhau). Trong kỹ thuật, người ta thường thiết kế cho có sự lệch pha trong một động cơ điện, để làm quay trục của động cơ đó.

Khi chuẩn bị đi du học, du lịch, …qua quốc gia khác, các em cần quan tâm đến tần số, điện áp và kể cả kiểu ổ cắm điện có phù hợp với thiết bị điện mang theo hay chưa.

Kế hoạch HKI – Môn Kỹ Thuật 12

Kế hoạch cụ thể như sau:

  1. Tiết thứ 1 (22/8 – 25/8): giới thiệu môn học, phương pháp học tập, học về định nghĩa dòng điện xoay chiều, chu kỳ, tần số, trị số hiệu dụng của điện áp và dòng điện.
  2. Tiết thứ 2 (27/8 – 1/9): thảo luận chi tiết các vấn đề đã triển khai trong tiết 1, thực hành đo điện áp, làm bút thử điện và thao tác thử điện bằng bút thử điện
  3. Tiết thứ 3 (5/9 – 8/9): học về nguyên tắc tạo ra dòng điện ba pha, cách vẽ đồ thị dòng điện ba pha, đặc điểm của phương pháp nối các cuộn dây máy phát điện ba pha kiểu tam giác và kiểu sao (học tại phòng thực hành C202).
  4. Tiết thứ 4 (10/9 – 15/9): học và thực hành (theo nhóm) cách nối tải vào nguồn điện ba pha (học tại phòng thực hành C202).
  5. Tiết thứ 5 (17/9 – 22/9): học và thực hành (theo nhóm) về động cơ không đồng bộ ba pha (học tại phòng thực hành C202).
  6. Tiết thứ 6 (24/9 – 29/9): học và thực hành (theo nhóm) về rơ-le điện từ, triển khai thực hiện mạch điện chuông đố vui (học tại phòng thực hành C202).
  7. Tiết thứ 7 (1/10 – 6/10): hướng dẫn thực hiện mạch điện chuông đố vui (học tại phòng thực hành C202).
  8. Tiết thứ 8 (8/10 – 13/10): hướng dẫn thực hiện mạch điện chuông đố vui (học tại phòng thực hành C202).
  9. Tiết thứ 9 (15/10 – 20/10): nộp mạch điện chuông đố vui để lấy điểm hệ số 2 (học tại phòng thực hành C202).
  10. Tiết thứ 10 (22/10 – 27/10): học về máy biến thế
  11. Tiết thứ 11 (29/10 – 3/11): làm bài kiểm tra hệ số 1 lần 1.
  12. Tiết thứ 12 (5/11 – 10/11): học về truyền tải điện, học và thực hành (theo nhóm) các cách nối điện.
  13. Tiết thứ 13 (12/11 – 17/11): thực hành (theo nhóm) các cách nối điện và nộp bài thực hành các cách nối điện để lấy điểm hệ số 1 lần 2.
  14. Tiết thứ 14 (19/11 – 24/11): ôn tập chuẩn bị thi học kỳ 1.
  15. Tiết thứ 15 (26/11 – 1/12): làm bài thi học kỳ 1.
  16. Tiết thứ 16 (3/12 – 8/12): trả và sửa bài thi học kỳ 1, tổng kết điểm học kỳ 1.
  17. Tiết thứ 17 (10/12 – 15/12): tuần lễ dự phòng trường hợp học sinh nghỉ bệnh, các lớp mất tiết đột xuất.

Chủ Nhật, tháng 8 26, 2007

My Love

Haizz, hôm nay là lễ ra mắt của bạn Nguyên Khôi với lớp chúng ta, bạn ấy đã biểu diễn bài My Love rất là hay. Cầm theo máy chụp hình, mình đã kịp thời quay lại show diễn này và post lên đây cho ai về sớm hay nghỉ học.

Save Target As...

Thứ Bảy, tháng 7 07, 2007

MỘT MÓN NỢ KHÔNG BAO GIỜ TRẢ HẾT

Hôm nay mình đi đá banh cả buổi sáng, trưa về mệt rã rời, cứ nghĩ nằm lăn ra giường là sẽ ngủ được ngay. Nhưng không, mình cứ mãi trằn trọc, băn khoăn, thấy thiếu thiếu 1 cái gì đó. Rồi mình bật dậy, xin chú Tùng 1 bài viết trong blog của Amotizen. Và bây giờ mình viết...
[ Link ]

Một lần vô tình mình nhận được link của trang blog này. Vì tò mò mình đã vào đọc thử, để rồi vừa đọc mà nước mắt tuôn ra lúc nào không hay! Bất ngờ thật, đã gần hai năm trôi qua rồi, vậy mà...
Chính xác hơn là hơn "1 năm và 11 tháng" rồi, tính cho đến ngày 13/7/2007 là tròn hai năm! Chính bản thân mình cũng không thể nào nhớ được ngày hôm đó là ngày 13/7/2005. Nhưng người đó nhớ, nhớ thật rõ ràng như nó vừa mới hôm qua, vì ngày hôm đó, U đã phải nhận lấy 1 nỗi đau quá lớn mà người gây ra, là mình!

Mình với U quen nhau khi cả hai cùng vào đội tuyển Toán của trường năm lớp 9. (Năm đó, mình học không tồi như hai năm qua học ở LHP.) Rồi mình gặp U khi nó đậu vào chuyên Toán. U không đẹp, nhưng dịu dàng và chu đáo, lại ân cần và biết quan tâm đến người khác. Chính những nét nổi bật đó đã thu hút mình! Và rồi 1 ngày, bất chấp chiếc nhẫn trên tay U đã đeo của 1 người bạn nối khố tặng U khi người đó đi Mỹ du học, người đó_tên là N., bảo là sẽ chờ U, mình đã ngỏ lời, và U đồng ý( vì thực sự nó cũng có cảm tình với mình). Ha, mình là thằng ngốc! Lúc đó mình quá con nít để hiểu rằng, những thứ "chu đáo, ân cần, dịu dàng" và cả là "xinh đẹp" nữa không đủ để con người ta hình thành nên cái thứ tình cảm tinh khôi nhất của 1 đời người_ có thể gọi đó là tình yêu đi!

Cuối năm đó U đậu Năng Khiếu, mình thì đậu vào LHP. Đó cũng là lúc mình mạnh dạn nói lời chia tay, 1 cách lạnh lùng, vô cảm. "A không thể tiếp tục mối quan hệ này, A muốn được tự do! A muốn mình thực sự trở lại là mình, không gò bó, không vướng bận, không phải đau xót vì bất kỳ một ai đó nữa." Rồi mình bỏ đi biền biệt, không 1 lần quay trở lại Nguyễn Gia Thiều_ mái trường cũ hai đứa học với biết bao kỉ niệm và những người thầy người cô đã "quá quen" với...cặp đôi này, không 1 lần gọi điện thoại hỏi thăm tin tức, sức khỏe của nó, không 1 lần chịu trò chuyện cho ra hồn với nó. Ngày 13/7 năm đó, mình đã quay lưng bỏ đi, để lại sau lưng những giọt nước mắt đầy đau khổ của U với 1 suy nghĩ thật tàn nhẫn: rồi thời gian sẽ xoa dịu mọi nỗi đau!

Nhưng đã gần hai năm rồi trôi qua, nỗi đau đó của U vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có con người đó là bỗng trở nên vô cảm khi mà phải nuốt quá nhiều nước mắt ngược vào trong lòng. MÌNH ĐÃ LÀM GÌ VẬY?...Hai năm qua mình mãi phiêu lưu với cảm xúc của chính mình: đùa giỡn với chuyện học, đau buồn vì 1 ai kia, phẫn nộ với những cảm xúc tạp nham mà quên hẳn đi bản thân đã từng làm 1 người đau đến xé lòng!

Và bây giờ, mình phải làm gì đây khi mà biết N. vẫn chờ U, còn U thì vẫn còn đau buồn vì 1 kẻ không đáng? Và mình phải làm gì đây khi ngày hôm nay nhận được điện thoại của chị Q._ chị ruột của U. Ngày trước khi biết hai đứa quen nhau như vậy, chị Q. rất là cố sức để vun đắp cho mối quan hệ này. Tại sao? Vì chị cũng đã từng có 1 mối quan hệ tương tự khi học lớp 9. Quen nhau đến độ cả hai gia đình biết mặt nhau nữa kìa. Nhưng rồi chuyện gì đã xảy ra? Gia đình anh kia quá nghèo, còn gia đình bên U thì: hai thằng em trai bị Chậm phát triển trí não, bởi thế ông bà già muốn hai đứa con gái là U và chị Q. có 1 nơi nương tựa ổn định. Nhà anh kia quá nghèo thì sao, thì xỏ xiên, nói nặng nói nhẹ... Vậy là , chuyện của người lớn làm tan nát những tình cảm tinh khôi nhất của tuổi học trò. Chính vì thế mà chị Q. rất thương mình, như em ruột vậy, mong sao chuyện của hai đứa không phải như của chị...

Rồi sao? Mình bỏ đi, không chào chị 1 tiếng! Chị Q. thì lặng nhìn em mình mỗi ngày đau buồn thật nhiều mà bất lực, không làm được gì khi thấy nó đã đi vào vết xe đổ của mình mặc dù mình đã cố vun đắp. Bullshit! Hôm nay chị đã thấy 1 số điện thoại lạ trong danh bạ của U, khi đó U đi chơi trễ chưa về, chị đã gọi hỏi thử. Khi biết đó là mình_ là A ngày nào, giọng chị nghẹn lại, không hờn ghét, không giận dỗi, nhưng giọng chị nghe buồn thật buồn, thật xa xăm!...

Có đôi khi nghĩ thật tàn nhẫn 1 chút thế này: chuyện của hai đứa thì đau buồn hay vui vẻ chỉ có hai đứa chịu chung mà thôi. Nhưng trong cuộc sống mọi thứ không hề đơn giản như vậy: còn biết bao nhiêu mối quan hệ như những mắc xích với nhau, ảnh hưởng tới nhau rất nhiều. Ngày hôm nay không chỉ U còn đau còn xót, ở đó còn có N. đang đau khổ đợi chờ, còn có nỗi buồn của chị Q. Mình làm sao mà trả hết đây??? Khải nói đúng: những thứ mà mày gieo rắc, không thể gọi là "nỗi đau" được!

Có nhiều đứa A1 bảo "sát thủ áo đen" là 1 bà già khó tính! Ok, có thể! Nhưng có 1 bài học "sát thủ" đã dạy mà ngày hôm nay mình mới thấy thấm thía từng câu từng chữ một: mỗi một hành động ta thực hiện, mỗi một lời ta nói ra, ta đều phải có trách nhiệm với nó! Ngày xưa mình đã làm mà không suy nghĩ, hôm nay mình có chịu trách nhiệm hết được không???

A1 lúc này có nhiều couple thật! Mình biết điều đó làm cho tụi bạn mình sống có trách nhiệm hơn và biết quan tâm tới người khác hơn. Nhưng... Ở 1 giới hạn nào đó, mình mong là bạn mình hãy suy nghĩ thật kỹ càng trước khi quyết định, đừng để những cảm xúc ban đầu lấn át đi suy nghĩ bản thân. Nếu để 1 điều gì đó đáng tiếc xảy ra, ba chữ "chịu trách nhiệm" không thể gánh hết mọi thứ... Nhưng có lẽ mình đã nghĩ quá nhiều, mình tin là tụi nó đủ lớn để không hành động ngu ngốc như mình!

Riêng bản thân mình, mãi mãi cũng không thể nào chuộc hết mọi lỗi lầm, chỉ có thể cố gắng sống thật tốt mà thôi...

Hoài An



gửi bài viết về địa chỉ gmanvn.amotizen@blogger.com.
Subject là tựa bài, nội dung thư là nội dung bài viết

Thứ Bảy, tháng 5 26, 2007

Tạm biệt một ước mơ

26/5/2007
Sáng nay mới đi viếng tang bạn chuyên lý...
Hôm qua nghe kể vẫn cứ nghĩ là tin đồn, về đọc báo mới biết...
Bạn chưa đầy 17 tuổi, còn cả một tương lai. Có lẽ bạn đã là hy vọng của người cha bây giờ ngồi thẩn thờ với ánh mắt đỏ hoe, là niềm tin của cô giáo đã gần khụy ngã vì đau đớn...
Những người bạn cùng lớp ngồi lặng lẽ. Đáng nhẽ các bạn đó đã có những giờ phút vui vẻ như bao người khác. Các bạn đó xứng đáng có những kỉ niệm đẹp hơn tiếng nhạc tang đầy u ám, mùi trầm hương và nước mắt...
Không sự an ủi nào có thể bù đắp.
Một ước mơ đã mãi dừng lại...

Thứ Sáu, tháng 5 25, 2007

[ Gman | ЫϴҨ v.3 ]: Giang Điền

[ Gman | ЫϴҨ v.3 ]: Giang Điền
Mô tả chuyến đi Giang Điền của lớp vừa qua nè.

Thứ Tư, tháng 3 21, 2007

Bình chọn giáo viên được ưa thích nhất.

Lưu hành nội bộ nhá bà con. Love you all.






Thứ Ba, tháng 1 30, 2007

Do vs. Make




Tuy biết là giờ mới post là hơi trễ, nhưng mà thôi kệ, lỡ tìm rồi thì post lên đây cho bà con cùng tham khảo luôn.

When 'do' or 'make' are used as main verbs it can be confusing to ESL learners. The verb 'make' goes with some words and the verb 'do' with other words.


Do


We use the verb 'do' when someone performs an action, activity or task.



do a crossword

do the ironing

do the laundry

do the washing

do the washing up



'Do' is often used when referring to work of any kind.



do your work

do homework

do housework

do your job



!Note - these activities do not usually produce a physical object.

'Do' for General Ideas


Use the verb 'do' when speaking about things in general. In other words,


to describe an action without saying exactly what the action is. This form is often used with the words 'something, nothing, anything, everything, etc.'

I'm not doing anything today.

He does everything for his mother.

She's doing nothing.

Important Expressions with 'Do'

There are a number of standard expressions that take the verb 'do'. The best solution is to try to learn them.


do badly

do business

do the dishes

do a favour

do good

do harm

do time - (to go to prison)

do well

do your best

do your hair


do your nails

do your worst





Make


We use the verb 'make' for constructing, building or creating



make a dress

make food

make a cup of tea / coffee



'Make' is often used when referring to preparing food of any kind.



make a meal - breakfast / lunch / dinner


!Note - these activities usually create something that you can touch.

Important Expressions with 'Make'

There are a number of standard expressions that take the verb 'make'. The best solution is to try to learn them.

make amends

make arrangements

make believe - (to pretend)

make a choice

make a comment

make a decision

make a difference


make an effort

make an enquiry

make an excuse

make a fool of yourself

make a fortune

make friends


make a fuss

make a journey

make love


make a mess

make a mistake

make money

make a move

make a noise

make a phone call

make a plan

make a point


make a profit


make a promise

make a remark

make a sound

make a speech

make a suggestion

make time

make a visit

make your bed - (to prepare the bed for sleeping in)


Thứ Sáu, tháng 1 26, 2007

Thí nghiệm Sinh



Máy cái hình chụp tiêu bản tế bào trong phòng thí nghiệm Sinh (26/1/2007):
Mấy bạn lớp khác tìm được trang này mà muốn lấy hình thì nhớ comment cám ơn nhá