Thứ Ba, tháng 9 11, 2007

Kỹ thuật - Phiếu đánh giá

Trường THPT chuyên LÊ HỒNG PHONG

MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN LỚP 12


PHIẾU ĐÁNH GIÁ THUYẾT TRÌNH


GIỚI THIỆU NHÓM ĐÁNH GIÁ

(bắt buộc ghi đầy đủ)

  1. Lớp:

  2. Tên nhóm:

  3. Email của người đại diện nhóm:


GIỚI THIỆU NHÓM ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ

(bắt buộc ghi đầy đủ)

  1. Tên nhóm được đánh giá:

  2. Chủ đề thuyết trình:

  3. Ngày thuyết trình:


TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ

(bắt buộc ghi đầy đủ)

  1. Điểm đánh giá về nội dung thuyết trình: điểm

  2. Điểm đánh giá về kỹ thuật thuyết trình: điểm

  3. Điểm đánh giá về phương tiện đã sử dụng: điểm

___________

Điểm tổng cộng: điểm


DIỄN GIẢI CÁC ĐÁNH GIÁ

(phần nào nhóm đánh giá không đánh dấu chọn điểm sẽ được hiểu là đánh giá 0 điểm)


  1. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

    1. Có giới thiệu tên của nhóm: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    2. Có giới thiệu thành viên: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    3. Có giới thiệu chủ đề đầy đủ, rõ ràng: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    4. Có phần mở bài, lời dẫn vào chủ đề: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    5. Có phần kết thúc bài thuyết trình: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    6. Có thông tin chính xác, trình tự trình bày hợp lý: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    7. Có đủ thông tin cho chủ đề: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    8. Có thể hiện đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    9. Có thể hiện chọn lọc dữ liệu: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

  1. KỸ THUẬT THUYẾT TRÌNH ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

    1. Có áp dụng phần mềm máy tính, phù hợp: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    2. Có sử dụng hiệu ứng trong Ms.Powerpoint phù hợp: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    3. Có sử dụng phim, hình chụp, hình vẽ phù hợp: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    4. Có thành viên thể hiện rõ ràng vai trò trưởng nhóm: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    5. Thu hút, hấp dẫn người tham dự: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    6. Có tổ chức trao đổi nội dung thuyết trình với người tham dự: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    7. Tất cả thành viên đều có đóng góp cho bài thuyết trình: 1 - 2 - 3 - 4 - 5


  1. PHƯƠNG TIỆN ĐÃ SỬ DỤNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

    1. Có sử dụng computer, projector hiệu quả: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    2. Có sử dụng bảng đen hiệu quả: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    3. Có sử dụng hệ thống âm thanh (ampli, micro) hiệu quả: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

    4. Có chuẩn bị và sử dụng phương tiện khác hiệu quả: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

Mẫu PHIẾU ĐÁNH GIÁ THUYẾT TRÌNH TRANG 1

Thứ Năm, tháng 9 06, 2007

Sử - Bản đồ

Bà con thân mến, tui tìm đc 2 cái bản đồ, nhìn khá khá, mai (7/9) sẽ đưa lên lớp cho mọi người xem rồi photo ra 48 bản. Hiện tại up lên trước cho ai có nhu cầu download về in ra ha. :*


Download



Download

Thứ Bảy, tháng 9 01, 2007

Kỹ thuật - Kế hoạch thuyết trình lần 1

MỤC TIÊU: Chia nhóm để rèn luyện làm việc theo nhóm và thuyết trình theo các chủ đề liên quan môn học.


YÊU CẦU CỤ THỂ:

-          Mỗi lớp: chia thành các nhóm và tối đa chỉ có 8 nhóm/lớp. Các nhóm bốc thăm (theo hướng dẫn của lớp trưởng) để chuẩn bị và thực hiện thuyết trình về một trong 8 chủ đề liên quan đến 8 nhà bác học sau đây:


1.      Alessandro Volta (1745-1827).


2.      André-Marie Ampére (1775-1836).


3.      Georg Simon Ohm (1789-1854).



4.      Michael Faraday (1791-1867).


5.      Heinrich Rodolf Hertz (1857-1894).


6.      Charles Coulomb (1736-1806).


7.      Thomas Edison (1847-1931).



8.      Nikola Tesla (1856-1943).


 


-          Mỗi nhóm: chỉ được tối đa có 8 thành viên.


 


-          Lịch thuyết trình như sau:



(mỗi nhóm chỉ có tối đa 20 phút để di chuyển + xếp đặt vật dụng + thuyết trình + thu dọn)


1.      Tuần lễ 10/9/2007-15/9/2007, thuyết trình 2 chủ đề.

2.      Tuần lễ 17/9/2007-22/9/2007, thuyết trình 2 chủ đề.

3.      Tuần lễ 24/9/2007-29/9/2007, thuyết trình 2 chủ đề.

4.      Tuần lễ 1/10/2007-6/10/2007, thuyết trình 2 chủ đề.



Lớp trưởng giúp thầy:


§  Thảo luận với các nhóm để sao cho luôn có 2 nhóm thuyết trình / tiết, cho đến khi tất cả các nhóm thuyết trình xong.


§  Chuyển danh sách chia nhóm và lịch thuyết trình của các nhóm cho thầy trước ngày 11-9-2007 bằng cách gửi email hoặc đưa cho thầy lúc gặp ở trường.


 


-          Địa điểm thuyết trình: phòng thực hành kỹ thuật điện (phòng C202).



 


-          Thiết bị có sẳn trong phong C202:


§  1 computer.


§  1 projector.



§  1 ampli.


§  2 micro.


§  1 bảng đen.


 



-          Hình thức thuyết trình: có hoặc không có sử dụng tất cả các thiết bị kể trên, có hoặc không có sử dụng phần mềm Ms.Powerpoint, được phép sử dụng các phần mềm tùy ý.


 


-          Hình thức đánh giá và ghi điểm:


1.      Khi một nhóm đang thuyết trình, thầy sẽ phát cho các nhóm khác 1 phiếu đánh giá nhóm thuyết trình. Thầy cũng có 1 phiếu đánh giá.



2.      Sau khi nhóm thuyết trình xong, sẽ tính trung bình cộng các phiếu đánh giá, để ra được “điểm đánh giá”.


3.      Điểm ghi vào sổ:


§  2 nhóm            có “điểm đánh giá” cao nhất, thì được ghi vào sổ điểm là 10 điểm.

§  2 nhóm            có “điểm đánh giá” kế tiếp, thì được ghi vào sổ điểm là 9 điểm.

§  2 nhóm            có “điểm đánh giá” kế tiếp nữa, thì được ghi vào sổ điểm là 8 điểm.

§  2 nhóm            có “điểm đánh giá” thấp nhất,thì được ghi vào sổ điểm là7 điểm.



4.      Điểm trừ đối với nhóm thuyết trình hoặc cá nhân trong nhóm thuyết trình:


§  Đối với cá nhân:


·         Nếu cá nhân nào gây mất trật tự,


hoặc cản trở thuyết trình của nhóm của mình hoặc nhóm khác, thì sẽ bị điểm 0.



·         Nếu cá nhân nào không thể hiện sự đóng góp cho buổi thuyết trình của nhóm,thì sẽ bị trừ 5 điểm.


·         Nếu cá nhân nào thể hiện không rõ ràng sự đóng góp cho buổi thuyết trình của nhóm, thì sẽ bị trừ 2 điểm.



§  Đối với nhóm:


·         Nếu nhóm nào không thuyết trình, sẽ bị ghi trong sổ 0 điểm.



·         Nếu nhóm nào thuyết trình trễ hạn so với lịch thuyết trình do lớp trưởng công bố, sẽ có thể không được thuyết trình và bị ghi trong sổ 0 điểm, hoặc sẽ bị trừ 2 điểm ghi trong sổ.


5.      Điểm cộng:



§  Đối với cá nhân:


·         Nếu cá nhân nào thể hiện được rõ ràng sự đóng góp tốt cho nhóm của mình và cho nhóm khác,thì sẽ được cộng 2 điểm.



·         Nếu cá nhân nào thể hiện được rõ ràng sự đóng góp chỉ cho nhóm của mình hoặc chỉ cho nhóm khác,thì sẽ được cộng 1 điểm.


§  Đối với nhóm:



·         Nếu nhóm nào thể hiện được rõ ràng sự đóng góp cho nhóm khác, thì sẽ được cộng 1 điểm.

Thứ Ba, tháng 8 28, 2007

Kỹ thuật - Khái niệm về dòng điện xoay chiều

CÁC LOẠI DÒNG ĐIỆN: phân loại theo chiều và trị số.

  1. Dòng điện một chiều là dòng điện có trị số và chiều không thay đổi theo thời gian.
  2. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có trị số và chiều thay đổi theo thời gian.
  3. Dòng điện mạch động là dòng điện không thay đổi chiều, nhưng lại biến đổi trị số như dòng điện xoay chiều.
Đối với dòng điện xoay chiều, các điện tử chuyển động đổi chiều trong dây dẫn liên tục, vì tốc độ của điện tử thì chậm, cho nên chúng không chuyển dịch được nhiều, theo chiều dọc của dây dẫn, nhưng vẫn có tác dụng lên vật tiêu thụ điện (tương tự như dòng điện một chiều).

TRỊ SỐ TỨC THỜI:
Trị số của hiệu điện thế (còn gọi là điện áp) tại thời điểm nhất định nào đó, được gọi là hiệu điện thế tức thời (hay điện áp tức thời). Tương tự, cũng có tên gọi cường độ dòng điện tức thời (hay dòng điện tức thời), sức điện động tức thời.

Trên thực tế, chúng ta thường gặp (ở nhà, ở trường, ở văn phòng, …) và sử dụng dòng điện xoay chiều biến đổi theo qui luật hình Sin. Người ta gọi đó là dòng điện xoay chiều hình sin, hoặc dòng điện hình sin, hoặc dòng điện xoay chiều. Từ đây, chúng ta qui ước: chỉ nói đến dòng điện hình sin.


TRỊ SỐ HIỆU DỤNG
của điện áp xoay chiều thì bằng trị số biên của điện áp xoay chiều chia cho căn bậc 2 của 2. Tương tự, trị số hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều thì bằng trị số biên của cường độ dòng điện xoay chiều chia cho căn bậc 2 của 2.

Các dụng cụ, máy đo điện xoay chiều thì thường khắc mặt số theo trị số hiệu dụng của điện áp (hay cường độ dòng điện). Vì vậy, khi ta dùng máy đo điện áp xoay chiều để đo điện áp ở ổ cắm điện, ta sẽ đọc được trị số hiệu dụng của điện áp xoay chiều tại ổ cắm điện đó.


CHU KỲ CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
là một đại lượng quan trọng, đặc trưng cho dòng điện xoay chiều, nó cho biết quảng thời gian ngắn nhất để lặp lại chiều và trị số. Đơn vị của chu kỳ là giây (s), hoặc bằng đơn vị nhỏ hơn giây: mili-giây (ms), micro-giây (µs), nano-giây (ns).

TẦN SỐ:
là số chu kỳ trong 1 giây, đơn vị là Hz (để tỏ lòng kính trọng nhà vật lý người Đức Hertz). Tần số của điện áp ở Việt Nam là 50Hz. Hầu hết các quốc gia sử dụng tần số của điện áp là 50Hz, các quốc gia khác sử dụng tần số của điện áp là 60Hz. Nhật là quốc gia sử dụng tần số 50Hz cho nửa đất nước và 60Hz cho nửa còn lại. Những nước tiếp giáp hoặc gần với Việt Nam cũng sử dụng tần số 50Hz.

PHA
là trạng thái của dòng điện xoay chiều trong những thời điểm riêng biệt. Các dòng điện xoay chiều khi đã cùng tần số, chúng cũng có thể khác nhau về pha, gọi là lệch pha (nhanh pha, hoặc chậm pha so với nhau). Trong kỹ thuật, người ta thường thiết kế cho có sự lệch pha trong một động cơ điện, để làm quay trục của động cơ đó.

Khi chuẩn bị đi du học, du lịch, …qua quốc gia khác, các em cần quan tâm đến tần số, điện áp và kể cả kiểu ổ cắm điện có phù hợp với thiết bị điện mang theo hay chưa.

Kế hoạch HKI – Môn Kỹ Thuật 12

Kế hoạch cụ thể như sau:

  1. Tiết thứ 1 (22/8 – 25/8): giới thiệu môn học, phương pháp học tập, học về định nghĩa dòng điện xoay chiều, chu kỳ, tần số, trị số hiệu dụng của điện áp và dòng điện.
  2. Tiết thứ 2 (27/8 – 1/9): thảo luận chi tiết các vấn đề đã triển khai trong tiết 1, thực hành đo điện áp, làm bút thử điện và thao tác thử điện bằng bút thử điện
  3. Tiết thứ 3 (5/9 – 8/9): học về nguyên tắc tạo ra dòng điện ba pha, cách vẽ đồ thị dòng điện ba pha, đặc điểm của phương pháp nối các cuộn dây máy phát điện ba pha kiểu tam giác và kiểu sao (học tại phòng thực hành C202).
  4. Tiết thứ 4 (10/9 – 15/9): học và thực hành (theo nhóm) cách nối tải vào nguồn điện ba pha (học tại phòng thực hành C202).
  5. Tiết thứ 5 (17/9 – 22/9): học và thực hành (theo nhóm) về động cơ không đồng bộ ba pha (học tại phòng thực hành C202).
  6. Tiết thứ 6 (24/9 – 29/9): học và thực hành (theo nhóm) về rơ-le điện từ, triển khai thực hiện mạch điện chuông đố vui (học tại phòng thực hành C202).
  7. Tiết thứ 7 (1/10 – 6/10): hướng dẫn thực hiện mạch điện chuông đố vui (học tại phòng thực hành C202).
  8. Tiết thứ 8 (8/10 – 13/10): hướng dẫn thực hiện mạch điện chuông đố vui (học tại phòng thực hành C202).
  9. Tiết thứ 9 (15/10 – 20/10): nộp mạch điện chuông đố vui để lấy điểm hệ số 2 (học tại phòng thực hành C202).
  10. Tiết thứ 10 (22/10 – 27/10): học về máy biến thế
  11. Tiết thứ 11 (29/10 – 3/11): làm bài kiểm tra hệ số 1 lần 1.
  12. Tiết thứ 12 (5/11 – 10/11): học về truyền tải điện, học và thực hành (theo nhóm) các cách nối điện.
  13. Tiết thứ 13 (12/11 – 17/11): thực hành (theo nhóm) các cách nối điện và nộp bài thực hành các cách nối điện để lấy điểm hệ số 1 lần 2.
  14. Tiết thứ 14 (19/11 – 24/11): ôn tập chuẩn bị thi học kỳ 1.
  15. Tiết thứ 15 (26/11 – 1/12): làm bài thi học kỳ 1.
  16. Tiết thứ 16 (3/12 – 8/12): trả và sửa bài thi học kỳ 1, tổng kết điểm học kỳ 1.
  17. Tiết thứ 17 (10/12 – 15/12): tuần lễ dự phòng trường hợp học sinh nghỉ bệnh, các lớp mất tiết đột xuất.